TIN TỨC
Tìm kiếm

Dịch Corona có gây ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam?

Tại Trung Quốc, dịch bệnh Vũ Hán - Corona 2019-nCoV gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước này. Dự báo Trung Quốc sẽ thiệt hại khoảng 60 tỉ đô la trong quý I/2020


Theo dự báo của Bloomberg thì nền kinh tế toàn cầu có thể bị thiệt hại đến 160 tỉ đô vì dịch bệnh Corona, cao gấp 3-4 lần so với dịch SARS những năm 2003. GS. Warwick - Giáo sư kinh tế Warwick McKibbin thuộc Trường Đại học Quốc gia Úc cho rằng: nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng trong 17 năm qua nên tác động của dịch bệnh tại TP. Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu đáng kể hơn nhiều so với dịch SARS năm 2003.

Bên cạnh đó, ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc IHS Markit cho biết, dịch virus corona sẽ không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, hàng không thương mại, bán lẻ…

Theo báo New York Times, ngay thời điểm này các công ty quốc tế lệ thuộc vào hệ thống nhà máy sản xuất và thị trường tiêu dùng Trung Quốc đã nhìn nhận về những khoản tổn thất khổng lồ sắp tới. Hàng loạt các ông lớn tại thị trường Trung Quốc đã tạm đóng cửa. 

Còn tại Việt Nam, ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Các ban nghành, đoàn thể đã hết sức quyết liệt trong công tác phòng chống bệnh dịch như đã chữa khỏi cho bệnh nhân từng dương tính virus nCoV. Người dân được nhận thông tin thường xuyên từ Bộ y tế với mục tiêu: "Việt Nam quyết thắng đại dịch" đã phần nào cho thấy sự đoàn kết toàn dân phải chiến thắng và tránh sự tổn thất nhiều nhất từ dịch này. 

Kinh tế Việt Nam có sự tương tác qua lại với Trung Quốc nên việc bị ảnh hưởng là không thể tránh khỏi. Theo các chuyên gia về kinh tế tại Việt Nam thì việc ảnh hưởng sẽ là khá lớn về mặc du lịch, nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên Việt Nam sẽ tìm cách mới hoặc thị trường mới trong khi việc giao thương với Trung Quốc ít nhiều gặp trục trặc trong thời gian ngắn hạn. 

Bên cạnh yếu tố về giao thương khó khăn, một số ngành sản xuất tại Hồ Bắc có thể bị đình trệ, kéo theo gián đoạn nguồn cung. Do vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc hoặc các doanh nghiệp có nguồn nguyên vật liệu phụ thuộc vào nước này có thể chịu nhiều ảnh hưởng.

Những ngành có thể chịu tác động từ sự ngưng trệ sản xuất gồm: dệt may (nhập khẩu sợi, vải), điện tử, tiêu dùng (linh kiện, phụ kiện nhập khẩu từ Trung Quốc), thép dẹt (nhập khẩu HRC). Tuy nhiên, cũng cần chú ý việc gián đoạn nguồn cung tiềm tàng này có thể chỉ mang tính tạm thời và hoạt động sản xuất tại Trung Quốc có thể sớm được phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo VNDIRECT, từ các dịch bệnh trong quá khứ, ngành bán lẻ hàng hóa tiêu dùng lâu bền, xa xỉ cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh nhu cầu mua sắm yếu đi. Các nhà bán lẻ/phân phối các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng lâu bền, trang sức cũng như bất động sản bán lẻ có thể sẽ gặp khó khăn nếu dịch bệnh chưa được kiểm soát.

Một số nghành nghề có thể hưởng lợi? 

Tuy vậy, công ty này cho rằng một số ngành có thể được hưởng lợi trong ngắn hạn. Cụ thể, các ngành nghề có thể được hưởng lợi trong ngắn hạn nhờ sự gián đoạn nguồn cung hàng hóa từ Hồ Bắc nhập khẩu vào Việt Nam là những ngành nằm ở phân khúc hạ nguồn và chịu áp lực cạnh tranh lớn từ sản phẩm từ Trung Quốc như dệt may, thép, săm lốp.

Ngoài ra, những ngành mà Việt Nam và Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu cũng có thể ghi nhận đơn hàng gia tăng trong ngắn hạn do sự chuyển dịch tạm thời từ Trung Quốc sang Việt Nam như dệt may và da giày.

Nhóm ngành dược, vật tư y tế và bán lẻ dược có thể được hưởng lợi, tuy nhiên quy mô của nhóm ngành này còn nhỏ. Cụ thể hơn, các doanh nghiệp được phép nhập khẩu thuốc (đặc biệt là thuốc đặc trị) và các công ty phân phối, sản xuất vật tư y tế là các doanh nghiệp chính được hưởng lợi. Còn lại đa phần các doanh nghiệp dược trong nước chủ yếu sản xuất các sản phẩm kháng sinh, thuốc chữa bệnh đơn giản và thực phẩm chức năng không được hưởng lợi từ sự bùng phát của dịch.

Ngoài ra, các cổ phiếu ngành dược cũng có đặc thù là thanh khoản thấp nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nếu tầm nhìn đầu tư không quá dài. Ngược lại với bán lẻ truyền thống, hoạt động thương mại điện tử có thể được ưu tiên lựa chọn. Khi người dân giảm nhu cầu đi mua sắm tại cửa hàng vật lý, nhu cầu đối với hoạt động mua sắm online, giao hàng, chuyển phát có thể gia tăng.

Nguồn:Máy nén khí Hợp Nhất tổng hợp

SẢN PHẨM